So Sánh Móng Đắp Bột Và Móng Đắp Gel

 
 

Không phải người phụ nữ nào cũng tự tin với bộ móng tay của mình. Rất nhiều người có móng tay giòn, dễ gãy hoặc quá ngắn. Để làm đôi bàn tay trở nên thon gọn và thu hút với những chiếc móng tay dài đầy màu sắc, rất nhiều phụ nữ đã sớm tìm đến phương pháp đắp móng tay hay còn gọi là tạo móng giả.

Hiện nay, có 2 phương pháp chính là đắp móng dạng bột và đắp móng dạng gel.

Về thao tác kỹ thuật, dù sử dụng dạng bột hay gel thì trước khi đắp, móng tay đều được vệ sinh, chà dũa sơ bộ, sau khi móng đắp khô sẽ được tiến hành cắt, tạo hình và trang trí.

Đắp móng dạng bột

Dạng đắp móng này được phát triển sớm hơn đắp móng dạng gel. Sau khi móng tay được chà dũa ban đầu, một hỗn hợp được trộn sẵn trước bao gồm một loại chất lỏng (monomer) và bột (polymer) sẽ được đắp lên móng.

Thông thường, móng đắp dạng bột có thể giữ được trong khoảng 2 tuần, nếu biết cách chăm sóc bộ móng thì thời gian có thể tăng thêm vài ngày.

Đặc biệt, để tháo gỡ móng đắp dạng này thường không tốn quá nhiều thời gian và công sức so với móng đắp dạng gel.

Đắp móng dạng gel

So với đắp móng bột, đắp móng gel chưa quá phổ biến nhưng ngày càng được ưa chuộng hơn vì độ “thật” của móng sau khi đắp. Ngoài ra, móng đắp gel cũng không có mùi quá đặc trưng như móng đắp bột. Đặc biệt, có không ít người bị dị ứng với các loại hóa chất trong móng đắp bột, trong khi móng đắp gel lại giúp giải quyết được tình trạng này.

Không cần tốn thời gian để trộn hai loại monomer và polymer lại với nhau trước khi đắp như đắp móng dạng bột, người sử dụng đắp móng dạng gel chỉ cần đổ hoặc quét lớp gel đã được nhà sản xuất trộn sẵn lên phần móng. Sau khi đắp gel, bạn chỉ cần để móng khô dưới đèn tia cực tím hoặc quét chất kích hoạt gel là sẽ có được một chiếc móng giả trông y như thật.

Một nhược điểm của móng đắp gel là thời gian giữ móng ngắn hơn so với móng đắp bột và độ bám của nước sơn lên móng đắp gel cũng không kéo dài được như đắp bột. Người đắp móng dạng gel cũng nên hạn chế tiếp xúc với nước quá lâu để tránh gây mềm, hỏng móng.

Ngoài ra, móng đắp dạng gel tuy đẹp và thật hơn móng đắp dạng bột nhưng khi bị trầy xước hoặc hư hỏng bạn không thể tự xử lý tại nhà mà phải tìm người có tay nghề để thực hiện. Chính vì vậy mà giá thành của đắp móng dạng gel thường sẽ cao hơn đắp móng dạng bột.Đắp móng dạng gel

So với đắp móng bột, đắp móng gel chưa quá phổ biến nhưng ngày càng được ưa chuộng hơn vì độ “thật” của móng sau khi đắp. Ngoài ra, móng đắp gel cũng không có mùi quá đặc trưng như móng đắp bột. Đặc biệt, có không ít người bị dị ứng với các loại hóa chất trong móng đắp bột, trong khi móng đắp gel lại giúp giải quyết được tình trạng này.

Không cần tốn thời gian để trộn hai loại monomer và polymer lại với nhau trước khi đắp như đắp móng dạng bột, người sử dụng đắp móng dạng gel chỉ cần đổ hoặc quét lớp gel đã được nhà sản xuất trộn sẵn lên phần móng. Sau khi đắp gel, bạn chỉ cần để móng khô dưới đèn tia cực tím hoặc quét chất kích hoạt gel là sẽ có được một chiếc móng giả trông y như thật.

Một nhược điểm của móng đắp gel là thời gian giữ móng ngắn hơn so với móng đắp bột và độ bám của nước sơn lên móng đắp gel cũng không kéo dài được như đắp bột. Người đắp móng dạng gel cũng nên hạn chế tiếp xúc với nước quá lâu để tránh gây mềm, hỏng móng.

Ngoài ra, móng đắp dạng gel tuy đẹp và thật hơn móng đắp dạng bột nhưng khi bị trầy xước hoặc hư hỏng bạn không thể tự xử lý tại nhà mà phải tìm người có tay nghề để thực hiện. Chính vì vậy mà giá thành của đắp móng dạng gel thường sẽ cao hơn đắp móng dạng bột.


Nhìn chung, cả hai loại đắp móng đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, việc chọn đắp móng dạng bột hay dạng gel còn tùy thuộc vào thời gian, tiền bạc và sở thích riêng của từng người. Tuy nhiên dù chọn loại nào thì việc đắp móng cũng sẽ góp phần làm tăng vẻ đẹp cho đôi bàn tay của người phụ nữ, giúp họ tự tin hơn trong cuộc sống hằng ngày.

 
Previous
Previous

Phân biệt giữa nước sơn thường và sơn gel

Next
Next

Hơn Cả Một Loại Sản Phẩm Dành Cho Nail